Những điều mẹ thường bỏ qua khi chuẩn bị thực đơn cho bé

Mẹ luôn chăm chút bữa ăn cho bé, tuy nhiên mẹ có thể bỏ qua một số điều làm hao hụt dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.
1. Thời điểm chuẩn để cho dầu ăn vào cháo
1 – 2 thìa dầu ăn được bổ sung sung vào bát cháo của bé, giúp bé ăn ngon miệng và no lâu hơn. Ngoài tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể, dầu ăn cho vào cháo ăn dặm còn là dung môi giúp hòa tan các vitamin như vitamin A, D, E, K.
Tuy nhiên, không phải dầu ăn cho vào bột lúc nào cũng tốt. Một muỗng dầu ăn cho vào thức ăn của trẻ khi chuẩn bị bắc khỏi bếp nấu sẽ có tác dụng tốt hơn đối với sự phát triển của bé vì khi đó dầu chưa bị biến chất do tác động của nhiệt độ cao và sẽ dễ hấp thu hơn.
2. Mẹ có nên cho bé ăn sữa chua vào bữa tối?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng buổi tối chính là thời điểm vàng để cho bé ăn sữa chua vì lúc đó cơ thể bé sẽ hấp thu được tối đa lượng canxi có trong sữa chua.
Sữa chua có chứa acid lactic, nên khả năng thúc đẩy hấp thu canxi tốt hơn hẳn sữa thường. Nói chung, sau khi ăn tối khoảng 30 phút đến 2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất. Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì để tối đa hóa hiệu quả của canxi trong sữa chua, tốt nhất là mẹ nên cho bé ăn sữa chua vào bữa tối trước khi đi ngủ.
3. Váng sữa có thể thay thế sữa
Thành phần chính của váng sữa là chất béo, nó có thể cung cấp đến trên 70% tổng năng lượng mà trẻ cần, cao gấp đôi so với chất béo trong một ly sữa thông thường của trẻ. Do đó, đây là nguồn cung cấp năng lượng rất cao, có thể dùng làm thức ăn tốt để điều trị suy dinh dưỡng, hoặc phục hồi cho trẻ mới ốm dậy.
Tuy nhiên váng sữa lại không có nhiều dinh dưỡng như sưa thường. Đặc biệt các giá trị dinh dưỡng trong váng sữa bị mất cân đối: quá giàu chất béo, quá ít chất đạm, rất nghèo chất khoáng và vi chất dinh dưỡng. Mẹ chỉ nên cho con tập ăn váng sữa khi trẻ đạt 6 tháng tuổi, tốt nhất là 1 tuổi mới ăn. Liều lượng cũng cần được hạn chế theo gợi ý sau:
– Từ 6-12 tháng: 20g – 55g/ngày (tương đương với 1/3 đến 1 hộp)
– Từ 1-2 tuổi: 55g – 70g/ngày.
– Trên 2 tuổi: 55g -110g/ngày.
4. Thói quen cho phô mai vào cháo của bé thế nào là tốt?
Là một trong nhữn món ăn thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao, phô mai được nhiều mẹ cho vào cháo của bé. Tuy nhiên, nếu cho quá nhiều nó có thể làm mất cân đối dinh dưỡng cho bát cháo của mẹ.
Khi đó, để cân đối dinh dưỡng cho bé, mẹ cần biết một điều là khi kết hợp phô mai với cháo thì cần bớt đi một chút thịt/ cá/ tôm… tránh trường hợp bị thừa đạm. Hơn nữa, vì phô mai cũng giàu chất béo nên mẹ nên bớt chút dầu/mỡ trong bát cháo của con.
Mẹ cũng không thể kết hợp phô mai bừa bãi. Ví dụ như kết hợp phô mai với các thực phẩm khác như cua, lươn, rau mồng tơi hay rau dền vì sẽ khiến bé dễ bị đau bụng. Nhóm thực phẩm có thể kết hợp với phô mai kích thích sự ngon miệng cho bé là khoai tây, cà rốt, thịt bò, thịt gà,…
5. Cho bé tráng miệng bằng hoa quả
Sau khi ăn mặn, tráng miệng bằng đồ ngọt là thói quen khá phổ biến. Tuy nhiên, hoa quả chỉ nên được ăn với một cái dạ dày “rỗng”, tức là trước bữa ăn. Vì hoa quả giàu dưỡng chất sẽ làm khó dạ dày của bạn. Hơn nữa, hoa quả vào ruột sẽ sản sinh ra axit. Các axit này sẽ làm hỏng các chất dinh dưỡng có trong bữa ăn của bé, đồng thời gây ra đầy bụng, khó tiêu.
Bí quyết nấu cháo cho con vừa ngon vừa bổ
-
Bí quyết nấu cháo cho con vừa ngon vừa bổ
Bài viết chia sẻ cùng các mẹ một số “bí quyết” nấu cháo cực hay cho bé cùng một số gợi ý thực với thực đơn hơn 15 món cháo thơm ngon dành cho bé.
-
Bé hết biếng ăn với cháo cua đồng
Cua đồng chứa một hàm lượng protein và canxi cực cao. Khi nấu cháo với cua đồng thì đây là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà các mẹ không thể bỏ qua trong thực đơn của những bé biếng ăn đâu nhé.
-
Âm nhạc có thể giúp dưỡng thể giúp dưỡng thai
Dưỡng thai bằng âm nhạc được nhiều nhà khoa học khuyên dùng
-
5 nguyên nhân “kinh điển” khiến trẻ biếng ăn
nguyên nhân đau đầu khiến trẻ biếng ăn mà cha mẹ nào cũng quan tâm
-
Những điều mẹ thường bỏ qua khi chuẩn bị thực đơn cho bé
Luôn chăm chút bữa ăn cho bé, tuy nhiên mẹ có thể bỏ qua một số điều làm hao hụt dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.
-
Sai lầm nghiêm trọng dinh dưỡng trẻ em
Cho bé ăn dặm quá sớm, kết hợp cùng lúc nhiều loại sữa hay thường xuyên chế biến món bé thích là những sai lầm mà các bà mẹ hay mắc phải trong quá trình chăm sóc con.
-
Tầm quan trọng chất xơ đối với sức khỏe của trẻ
Bổ sung chất xơ cho trẻ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe
-
Một số thực phẩm cấm kỵ trong thời kì ăn dặm của bé
Thời kì ặn dặm là thời kì vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Bởi vậy mà mẹ cần xây dựng thực đơn ăn uống để không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như cản trở quá trình ăn dặm của bé.